Xe buýt vốn là phương tiện giao thông gắn bó mật thiết với cộng đồng địa phương, mặc dù là phương tiện dễ sử dụng, nhưng chúng cũng có thể khiến ta bất an khi đi qua những vùng đất xa lạ.
Ngay cả người Nhật cũng có lúc nhầm lẫn do cách thức lên xuống các tuyến xe buýt cố định ở các địa phương khác nhau tùy thuộc vào các công ty xe buýt hay khu vực hoạt động.. Do đó chúng tôi đã tổng hợp lại những điểm cơ bản bạn nên biết khi sử dụng xe buýt tuyến cố định.
Ở Nhật Bản, người dân lưu thông về bên trái đường. Các trạm xe buýt nằm bên trái đường theo hướng di chuyển.
Biển báo trong ảnh là một trạm dừng xe buýt điển hình ở Nhật Bản.
Chúng ta luôn muốn mình không mắc phải lỗi đợi sai xe buýt ở làn đường ngược lại. Ở một số khu vực, có xe buýt chỉ chạy một vài lần trong ngày, nên bạn nhớ đừng nhầm nhé.
Khi xem lịch trình xe buýt, đừng nhìn nhầm giữa cột ngày cuối tuần và ngày trong tuần.
Ở một số khu vực, số lượng xe buýt hoạt động vào cuối tuần, ngày lễ và ngày thường có thể thay đổi đáng kể. Nếu bạn nhìn sai bảng giờ xe chạy thì có thể các dự định của bạn sẽ bị xáo trộn. Vì hầu hết các bảng giờ xe chạy đều được viết bằng tiếng Nhật, nên nếu như có thể kiểm tra các ký tự kanji cơ bản như “ngày trong tuần”, “thứ bảy” và “chủ nhật” bằng các ứng dụng hỗ trọ dịch trong điện thoại thì sẽ yên tâm hơn nhỉ. Nếu được, bạn nên kiểm tra bảng giờ xe chạy trên mạng Internet trước.
Hỏi xe buýt có dừng gần điểm đến của bạn hay không sẽ an toàn hơn là hỏi xe sẽ đi đâu.
Có những xe buýt có tuyến đường đi khác nhau mặc dù cùng điểm đến.
Nếu bạn không chắc chắn, sẽ an toàn hơn khi hỏi ai đó xem xe buýt có đến điểm đến của bạn hay không trước khi lên xe. Hãy thử hỏi rằng: “Tuyến xe buýt này có đi đến… không?”.
Xe buýt tuyến cố định chạy trên những quãng đường ngắn thì khách đi sẽ trả tiền trước cho một lượt đi. Đối với Xe buýt đường dài và xe buýt tuyến cố định địa phương do giá vé được cộng thêm cho mỗi quãng đường nên khách đi sẽ trả tiền sau.
Đối với các tuyến xe buýt chỉ hoạt động trong thành phố di chuyển trên những quãng đường ngắn thường có giá vé cố định. Ví dụ, giá vé cho xe buýt Toei hoạt động trong 23 phường của Tokyo là 210 yên cho một lượt đi, phải trả trước.
Tuy nhiên, một số tuyến xe buýt hoạt động theo hình thức trả sau, và giá vé được quy định cho từng quãng đường. Ví dụ, nhiều xe buýt ở khu vực Kyushu và Shikoku hoạt động theo hình thức trả sau. Khách đi sẽ lấy vé được đánh số thứ tự ở cửa lên của xe khi lên xe hoặc có thể quẹt thẻ IC để lấy vé.
Tùy vào loại xe buýt mà cách lên xuống xe sẽ khác nhau.
Tùy vào các công ty xe buýt và khu vực mà cửa lên xuống của xe buýt sẽ khác nhau. Bất cứ ai cũng có thể nhầm lẫn khi lần đầu tiên đi xe buýt. Nếu không biết phải lên xe như thế nào cho đến khi xe đến, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi lo lắng nhưng nếu biết có ba cách dưới đây, bạn sẽ có thể giải quyết tình huống một cách bình tĩnh.
(1) Lên xe từ phía trước và xuống xe từ phía sau
Đây là cách đi xe buýt chạy trong khu vực hạn chế của thành phố. Đây là cách phổ biến để lên và xuống xe buýt với hình thức trả trước. Cũng có nhiều khách thanh toán bằng cách quẹt thẻ IC.
(2) Lên từ phía sau và xuống từ phía trước
Đây là một cách tương đối phổ biến để đi xe buýt đường dài. Thông thường, phía bên phải cửa lên của xe có gắn máy lấy vé nên bạn sẽ lấy vé rồi mới lên xe. Nếu xe buýt cho phép thanh toán bằng thẻ IC, hãy quẹt thẻ lên đầu đọc và lên xe. Ngoài ra, đối với tuyến xe buýt chạy đường dài qua các tỉnh, một số xe buýt cho phép bạn lên từ phía trước và xuống ở phía trước, trong khi những xe khác yêu cầu bạn mua vé trước. Những chiếc xe buýt như vậy có máy bán vé tự động tại các điểm dừng xe buýt.
Đã đến điểm đến của bạn! Cách xuống xe
Các nút như trong ảnh được gắn ở nhiều nơi khác nhau. Hãy nhấn nút này để cho biết “Tôi sẽ xuống ở điểm dừng kế tiếp” (「降ります(Orimasu)」).
Cách đọc bảng giá vé
Giá vé được hiển thị trên màn hình phía trước xe buýt đối với hình thức trả sau. Bạn sẽ biết được số tiền phải trả khi đối chiếu với số được in trên tấm vé mà bạn đã lấy khi lên xe với số hiển thị trên màn hình. Ví dụ, nếu bạn nhận được vé số 3 lúc lên xe thì khi xuống bạn sẽ bỏ vé đó cùng với 190 yên vào hộp tiền được gắn gần vị trí ngồi của tài xế.
Tiền thừa sẽ không được trả lại, cho nên hãy đổi tiền trước.
Ở vị trí bên hông của tài xế có trang bị hộp tiền để thanh toán tiền vé. Thông thường hộp có hình dạng giống như một chiếc hộp nhựa trong. Để thanh toán tiền vé, bạn phải bỏ đúng số tiền vào hộp tiền vé. Nếu bạn không có đúng số tiền xu cần trả, hãy sử dụng máy đổi tiền được trang bị sẵn trên xe để đổi tiền xu, sau đó bỏ đúng số tiền cần trả vào hộp tiền. Hãy nói với tài xế rằng “Tôi muốn đổi tiền xu” (「両替したいです(Ryougae shitai desu)」).
Lưu ý rằng một số xe buýt không cho phép đổi các tờ tiền có mệnh giá 5.000 yên hoặc 10.000 yên.
Trên xe buýt chấp nhận thanh toán bằng thẻ IC, bạn có thể thanh toán bằng cách quét thẻ IC của mình vào đầu đọc bên cạnh hộp tiền.
Chỗ ngồi
Ở Nhật Bản, các hành vi ăn, uống – nói chuyện điện thoại – ngồi trên sàn nhà trên các phương tiện giao thông công cộng đều bị cấm đoán.
“Dùng hành động quan tâm người khác” là một nét văn hóa độc đáo đã ăn sâu bén rễ trong lòng mỗi người dân Nhật.
Thậm chí, bạn cũng có thể gặp những từ không quen thuộc như “chỗ ngồi ưu tiên (chỗ ngồi nhường cho những người cần giúp)”.
Do đó, nếu vô tình làm những điều này, bạn sẽ nhận lấy những ánh mắt khó chịu của người khác, nên hãy chú ý nhé!