“Phỏng vấn” xin việc là điều mà bạn sẽ không thể tránh khỏi khi làm việc tại Nhật Bản.
Nhật Bản vốn là một quốc gia coi trọng về quy tắc ứng xử và nghi thức xã giao, nên nếu bạn không biết về các quy tắc ứng xử cơ bản khi phỏng vấn thì khả năng cao là bạn sẽ trượt phỏng vấn.
Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích về một số quy tắc ứng xử tối thiểu mà bạn cần để ý khi tham gia phỏng vấn!https://www.yorozuya-nhatban.com/tac-phong-kinh-doanh/quan-ao/cuoc-song
Những quy tắc ứng xử mà nhà tuyển dụng coi trọng?
Có 3 quy tắc ứng xử dưới đây mà nhà tuyển dụng rất chú trọng:
・Shisei – Tác phong, thái độ
・Aisatsu – Lời chào hỏi
・Kotobadukai – Lời ăn tiếng nói
Tất nhiên là sẽ có những sự khác biệt chút ít tùy thuộc vào phương châm của công ty và nhà tuyển dụng, nhưng nếu bạn có thể làm tốt 3 điều cơ bản nói trên thì phần lớn là bạn sẽ để lại được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Các quy tắc ứng xử cần lưu tâm khi tham gia phỏng vấn
Như chúng tôi vừa giới thiệu ở trên, nếu bạn để ý kỹ đến 3 yếu tố: tác phong, lời chào và lời nói trong buổi phỏng vấn, thì bạn sẽ khó có thể gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, chắc hẳn là vẫn sẽ có nhiều bạn đang “muốn biết cụ thể hơn về các quy tắc ứng xử”
Vì thế ngay sau đây, chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ về các quy tắc ứng xử và nghi thức xã giao tối thiểu cần lưu ý khi tham gia phỏng vấn nhé!
Cố gắng đến trước 15 phút
Các bạn hãy nhớ cố gắng đến hội trường phỏng vấn trước 15 phút nhé!
Nếu đến muộn quá thì thôi không cần bàn đến nữa thì các bạn cũng biết kết quả rồi đúng không!? nhưng nếu đến quá sớm thì cũng sẽ khiến cho đối phương cảm thấy phải để ý, nên cả hai điều này đều được cho là vi phạm quy tắc ứng xử.
Nếu bạn có lỡ đến quá sớm thì đừng vội vào trong hội trường phỏng vấn mà hãy giết thời gian bằng cách đi lại ở khu vực xung quanh trước, sau đó mới đến quầy lễ tân nhé!
Gõ cửa 3 lần
Khi bước vào phòng phỏng vấn, nhất định phải gõ cửa nhé!
Và nhớ là số lần gõ cửa là 3 lần!
Có rất nhiều bạn sau khi gõ cửa 2 lần là đã bước vào phòng rồi, tuy nhiên thì việc gõ cửa 2 lần như vậy mang ý nghĩa là xác nhận phòng trống, thường được sử dụng khi dùng nhà vệ sinh.
Vậy nên hãy nhớ gõ cửa 3 lần và sau khi nghe thấy lời nói
“お入りください (Ohairikudasai) – Mời vào”
“どうぞ (Douzo) – Xin mời”
thì hãy mở cửa và bước vào phòng nhé!
Tiến hành chào hỏi ngay sau khi mở cửa
Hãy thực hiện phần chào hỏi ngay sau khi cửa mở nhé!
Và tất nhiên chào hỏi ở đây không phải là “Konnichiwa”.
“Tôi tên là 〇〇. Rất cảm ơn anh/chị đã dành chút thời gian bận rộn ngày hôm nay cho tôi. Rất mong được anh chị chiếu cố.”
Hãy nói “「○○と申します。本日はお忙しい中お時間をいただきありがとうございます。どうぞよろしくお願いいたします(〇〇 to moushimasu. Honjitsu ha oisogashiinaka ojikan wo itadaki arigatougozaimasu. Douzo yoroshiku onegai itashimasu.)」“Tôi tên là 〇〇. Rất cảm ơn anh/chị đã dành chút thời gian bận rộn ngày hôm nay cho tôi. Rất mong được anh chị chiếu cố.”, sau đó di chuyển đến bên cạnh chỗ ngồi.
Không được ngồi xuống cho đến khi được cho phép
Khi bạn tiến đến lại gần chỗ ngồi rồi, hãy cứ đứng đợi ở đó tạm một lúc nhé!
Nhà tuyển dụng sẽ nói rằng 「どうぞお座りください (douzo osuwari kudasai) – Xin mời ngồi」, khi đó hãy ngồi xuống ghế nhé.
Trong một số trường hợp, có thể nhà tuyển dụng sẽ vào phòng sau bạn.
Trong trường hợp như vậy, sẽ có người tiếp đón tại hội trường nói rằng 「座ってお待ちください (Suwatte omachikudasai) – Xin vui lòng ngồi đợi một chút」thì lúc này bạn hãy làm theo chỉ thị của người đó nhé!
Tuy nhiên, khi nhà tuyển dụng bước vào, hãy đứng dậy ngay và tiến hành phần chào hỏi nhé!
Người ôm túi xách là người thông minh
Đối với đồ tư trang mang theo người như túi xách, v.v bạn có thể đặt ở cạnh ghế cũng được mà cầm theo cũng không sao.
Tuy nhiên, nếu như bạn đặt nó ở dưới, thì bạn sẽ phải cúi người mất một lúc, vậy nên nếu muốn gây ấn tượng tốt, thông minh, hãy ôm túi vào người là tốt nhất.
Chăm chú lắng nghe lời của nhà tuyển dụng cho đến cuối cùng
Để gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là có thể hiểu ý nhanh, đáp gọn lời nói của họ một cách mượt mà.
Có một số bạn có hành động cắt ngang lời của nhà tuyển dụng và bắt đầu nói, tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nếu làm như vậy thì chắc chắn sẽ gây ra ấn tượng không tốt chút nào.
Khi nhà tuyển dụng đang nói, hãy nhìn vào mắt họ và lắng nghe đến cuối cùng, hãy bắt đầu nói khi nhận được câu hỏi từ đối phương, hoặc được mời nói nhé!
Nhìn thẳng vào mắt và nói to
Khi nói chuyện với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn hãy nhìn vào mắt của đối phương và nói to rõ ràng.
Nếu bạn lo lắng đến nỗi cứ nhìn xuống dưới, mắt đảo, nhìn ngang ngó dọc, hay giọng nói cứ nhỏ dần, bạn sẽ khiến cho đối phương nghĩ rằng “bạn đang không hề tự tin”.
Vì vậy, nếu không thể trả lời ngay câu hỏi của nhà tuyển dụng, thì thay vì cúi mặt và im lặng, hãy đáp lại rằng 「少々お時間をください(Shoushou ojikan wo kudasai)」- Xin cho tôi một chút thời gian”
Đứng dậy và cúi chào sau khi hoàn thành phỏng vấn
Khi buổi phỏng vấn kết thúc, hãy đứng dậy và cúi chào.
Khi đó hãy nói lời cảm ơn là 「本日はお忙しい中ありがとうございました
(Honjitsu ha oisogashiinaka arigatougozaimashita)」- Rất cảm ơn vì đã dành chút thời gian bận rộn của anh/chị cho tôi.
Sau khi nói lời cảm ơn, hãy đi đến lối ra, và khi đến trước cửa thì quay người lại và cúi đầu chào một lần nữa trước khi rời đi.
Người nước ngoài nên biểu đạt lòng nhiệt tình hơn là các quy tắc ứng xử?!
Có ý kiến nói rằng người Nhật không hề tuân theo những quy tắc ứng xử mà chúng tôi vừa giới thiệu, mà kiểu như là “bất lịch sự” “không hiểu chuyện”.
Tuy nhiên, người nước ngoài sẽ không bị giới hạn vào điều này, ngay cả khi có một số quy tắc ứng xử không được thể hiện ra thì khả năng cao là nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy ở họ nhiều thứ khác hơn.
Trong số đó cũng có những nhà tuyển dụng nói rằng:
“Không phải là quy tắc ứng xử, mà tôi sẽ nhìn vào lòng nhiệt huyết của ứng viên đối với công ty”
hay “Quy tắc ứng xử thì cũng quan trọng, nhưng mà tôi coi trọng bản tính của ứng viên hơn thế”
Vậy nên, sau khi ghi nhớ những quy tắc ứng xử tối thiểu này, hãy suy nghĩ về cách truyền đạt làm sao để có thể chứa đựng được cả cảm xúc và lòng nhiệt huyết của bạn nhé!
Tổng kết
Điều quan trọng để tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng là bạn phải trang bị được những nghi thức xã giao và quy tắc ứng xử cơ bản nhất.
Như chúng tôi đã giải thích ở phần đầu, Nhật Bản coi trọng nghi thức xã giao và quy tắc ứng xử đến mức nếu cách cư xử không quá tốt, hoặc là cho dù là không nói gì thì rất có thể họ sẽ gây ấn tượng không tốt cho nhà tuyển dụng.
Nếu như bạn đang sắp bước vào một cuộc phỏng vấn, hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi, sau đó thực hiện dựa trên những quy tắc ứng xử cơ bản đã ghi nhớ nhé!