Có thể ở Việt Nam ít nhiều gì cũng sẽ có quy tắc về vấn đề chỗ ngồi này, tuy nhiên ở Nhật thì rõ ràng việc quyết định vị trí chỗ ngồi sẽ dựa trên địa vị xã hội hoặc mối quan hệ thứ bậc, và chia thành 2 cách gọi là Kamiza (ghế dành cho người ở cấp trên) và Shimoza (ghế dành cho người ở cấp dưới).
Bên cạnh phòng họp, thì trong taxi (trong xe oto) hay cho đến thang máy cũng đều có quy định về vị trí.
Việc vị trí ngồi được quyết định này được cho là một lối suy nghĩ đặc biệt quan trọng trong kinh doanh, vậy nên các bạn hãy đọc bài viết này để tránh mắc phải những lỗi sai không đáng có nhé!
Kamiza (上座) và Shimoza ( 下座) là gì?
Trong quy tắc ứng xử cơ bản, chỗ ngồi được chia thành Kamiza và Shimoza.
Đây có thể coi là một văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, nên dựa trên vị trí ngồi của mình để bày tỏ lòng tôn kính và hiếu khách đối với người bậc trên hay với khách hàng.
Kamiza (上座) là vị trí ngồi an toàn và thoải mái nhất trong một không gian. Shimoza (下座) thì ngược lại, là vị trí ngồi dành cho những người cấp dưới, cạnh vị trí để thuận tiện đón tiếp khách hàng.
Ghế Kamiza và ghế Shimoza không chỉ áp dụng trong không gian một căn phòng, mà còn áp dụng tại rất nhiều nơi khác như là thang máy hay trong xe oto, v.v
Ngoài ra, trong quy tắc này còn có cả thứ tự ưu tiên đối với bên trái hay bên phải, vậy nên bạn hãy nắm thật chắc quy tắc về thứ tự chỗ ngồi để ứng xử phù hợp trong từng tình huống nhé!
4 quy tắc cơ bản của Kamiza và Shimoza
【Quy tắc số 1】Về cơ bản, chỗ ngồi bên trong xa với lối vào nhất là ghế Kamiza
Xét về thứ tự chỗ ngồi trong một căn phòng, thì theo nguyên tắc, chỗ ngồi ở trong cùng, xa với cửa ra vào nhất chính là ghế Kamiza (ghế trên), và chỗ ngồi càng gần với cửa ra vào thì sẽ là ghế Shimoza (ghế dưới). Tuy nhiên, điều này sẽ có thể thay đổi phụ thuộc vào cách bài trí của căn phòng.
Trong một căn phòng có khoảng không gian Tokonoma (không gian để trang trí tranh, hoa hay ấm nước trong một căn phòng có chiếu tatami), thì chỗ ngồi ngay phía sau không gian này là Kamiza và chỗ ngồi gần lối ra vào là Shimoza.
【Quy tắc số 2】Quy tắc “左が上” (Bên trái cao hơn)
Trong quy tắc “左上右下 (Sajou Uge)” ở Nhật, nghi thức “左上位” (Sajoui) với bên trái là vị trí dành cho chức vị cao, còn bên phải là vị trí dành cho chức vị thấp, đã được coi là một phép tắc hành xử truyền thống của Nhật Bản.
Và bạn cần lưu ý một điều rằng, nghi thức này dựa trên lối suy nghĩ hoàn toàn trái ngược với quy tắc hành lễ của quốc tế nói chung và các nước phương Tây nói riêng.
【Quy tắc số 3】Quy định về thứ tự an tọa
Trong trường hợp tiếp khách, chỉ dẫn để khách ngồi vào ghế Kamiza.
Trong phòng họp của công ty, chỗ ngồi sẽ dựa trên thứ tự chức danh là người chủ trì cuộc họp hay giám đốc để ngồi vào ghế Kamiza.
Trong các trường hợp khác, cũng sẽ chỉ dẫn theo thứ tự cấp trên cho đến những người đồng nghiệp lớn tuổi để ngồi vào ghế Kamiza.
【Quy tắc số 4】Ghế Kamiza trong trường hợp có 2 lối ra vào
Chỗ ngồi yên tĩnh nhất, cách ga lối vào ồn ào hoặc lối vào có nhiều người ra vào hơn, thì sẽ là ghế Kamiza.
【Phân biệt theo địa điểm】Cách ghi nhớ ghế Kamiza và ghế Shimoza
Phòng họp
Nếu trong phòng có người chủ trì cuộc họp, thì chỗ ngồi của người này sẽ nằm ở vị trí xa nhất từ lối ra vào, và chỗ ngồi càng gần với người này thì địa vị chỗ ngồi càng cao. Xét từ vị trí ngồi của người chủ trì, chỗ ngồi gần nhất phía bên phải là ghế trên (Kamiza), sau đó đến chỗ ngồi gần nhất phía bên trái, tiếp theo đó là sang bên phải và ghế tiếp nữa sẽ là ghế bên trái.
Vị trí ngồi càng xa Ghế của người chủ trì, sẽ là ghế Shimoza (ghế dưới).
Dưới đây là hình minh họa cho thứ tự chỗ ngồi theo một loại phòng họp, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
Xe taxi
Bên trong xe Taxi thì chỗ ngồi phía sau ghế tài xế sẽ là ghế Kamiza.
Khi lên xe cùng với khách hàng hoặc cấp trên, hãy chỉ dẫn họ ngồi lên xe như vậy nhé!
Ghế Shimoza là chỗ ghế phụ, sẽ là người truyền đạt cách đi cũng như là chỉ đường cho lái xe, ngoài ra người này còn đảm nhận cả việc thanh toán nữa.
Trong trường hợp đi xe do cấp trên lái, thì ghế phụ là ghế dành cho Kamiza, và ghế Shimoza sẽ là ghế ngồi chính giữa ở phía sau.
Thang máy
Trong thang máy cũng có quy tắc về chỗ Kamiza và chỗ Shimoza.
Chỗ Kamiza là vị trí đứng ở bên trong, chính giữa để dễ dàng ra vào thang máy, ngược lại, chỗ Shimoza sẽ đứng ở gần cửa ra vào, trước bảng điều khiển các nút bấm thao tác.
Trong trường hợp bên trong thang máy đã có người, thì bạn phải đứng ở ngoài cửa và ấn nút giữ để cho cửa không bị đóng lại, sau đó nói “どうぞ” để mời cấp trên hoặc khách hàng vào trước.
Nếu trong thang máy không có ai ở trong, thì hãy nói “お先に失礼します” và đi vào trước, sau đó đứng trước bảng điều khiển các nút bấm thao tác và ấn giữ nút “開” (mở) và giữ tay còn lại vào cánh cửa để tránh trường hợp cửa bị đóng lại.
Khi ra khỏi thang máy, khách hàng và cấp trên sẽ là người ra trước.
Tổng kết
Trên đây chúng tôi vừa giải thích về quy tắc Kamiza và Shimoza sử dụng trong văn hóa doanh nghiệp, các bạn thấy sao về quy tắc này!?
Chắc hẳn có nhiều bạn sẽ nghĩ rằng “ôi có nhiều quy tắc thế, thật phiền phức!”, nhưng những quy tắc này xuất phát từ chính tấm lòng hiếu khách đối với đối phương của người Nhật Bản.
Những quy tắc trong bài lần này chúng tôi đã giải thích, suy cho cùng cũng chỉ là những quy tắc cơ bản, điều quan trọng nhất ở đây vẫn là một tấm lòng cảm thông với đối phương, vậy nên trong trường hợp có điều gì bạn không biết rõ, thì đừng nóng vội, hãy cố gắng truyền đạt để đối phương có thể hiểu được lòng mình bạn nhé!