Khi làm việc ở Nhật Bản bạn tìm hiểu về thời gian làm việc và ngày nghỉ theo luật lao động là rất quan trọng. Nếu chúng ta không có kiến thức thì người Nhật họ sẽ nghĩ mình là “người nước ngoài không hiểu luật” và dựa vào đó sẽ bắt làm quá giờ hay không được nhận ngày nghỉ.
Vậy nên với bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải thích về quy định số giờ làm việc tối thiểu và ngày nghỉ theo luật lao động.
Tại sao nên hiểu về thời gian làm việc và ngày nghỉ theo luật lao động?
Cho dù không biết luật về thời gian làm việc và ngày nghỉ thì các bạn vẫn có thể làm việc bình thường. Nếu bạn làm việc trong một công ty tốt thì bạn không cần biết luật về thời gian làm việc và ngày nghỉ mà vẫn có thể nhận được các chế độ đãi ngộ.
Tuy nhiên, như chúng tôi giải thích ngay từ đầu thì bạn cần chú ý với những công ty có môi trường làm việc tồi như là: họ bắt làm việc nhiều hơn bình thường, không trả lương làm thêm giờ cũng như không cho phép người lao động được nghỉ.
Một ngày làm việc bao nhiêu giờ? Ngày nghỉ theo luật thì như thế nào?
Bạn hãy nhớ rằng: theo luật lao động của Nhật Bản, một ngày làm việc 8 tiếng và không làm việc qua 40 giờ một tuần.
Ngoài ra, ít nhất thì 1 tuần phải có được 1 ngày nghỉ.
Trong trường hợp bạn làm việc nhiều hơn số giờ đã nêu ở trên thì sẽ coi là bạn làm thêm giờ “jikangairoudou” công ty phải trả tiền khoản tiền làm thêm giờ này.
Làm thêm giờ “Jikangairoudou” là gì?
Tiếp theo đây chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về việc làm thêm giờ:
Tiêu chí của việc làm thêm giờ
Làm thêm giờ như chúng tôi giải thích phía trên là việc làm quá thời gian quy định theo luật lao động.
Dựa vào luật lao động, mức lương làm thêm giờ sẽ được tính như sau:
・Làm ít hơn 60 giờ trong 1 tháng → tăng thêm 25% lương
・Làm nhiều hơn 60 giờ trong 1 tháng → tăng thêm 50% lương
・Làm vào ngày nghỉ → tăng thêm 35% lương
・Làm vào buổi tối muộn → tăng thêm 25% lương
Các trường hợp làm thêm giờ bất hợp pháp
Theo Luật Lao động số 36 giữa người lao động và người sử dụng lao động thì làm thêm giờ bất hợp pháp là khi:
・Người lao động làm quá 45 giờ một tháng
・Người lao động làm quá 360 giờ một năm
Làm thêm giờ trong thời gian dài sẽ gây nhiều biến cố đến sức khỏe cho người lao động. Ở Nhật, nếu làm việc trên 80 giờ một tuần được gọi là “Karoushi – rain”.
Đặc biệt sẽ có nhiều người nghĩ rằng tôi làm thêm giờ thì sẽ được tiền làm thêm nhiều hơn, điều này thực sự không tốt cho sức khỏe của bạn, nên bạn cần chú ý nhé.
Thời gian nghỉ ngơi giữa giờ khoảng bao lâu?
Bạn hãy nhớ rằng theo luật quy định, nếu bạn làm việc trên 6 tiếng thì bạn phải có ít nhất 45 phút để nghỉ ngơi. Thời gian làm việc trên 8 tiếng thì bạn có hơn 1 giờ để nghỉ ngơi giữa giờ.
Người lao động có quyền nghỉ phép có lương?
Nghỉ phép có lương là khi bạn nghỉ nhưng bạn vẫn nhận lương như những ngày đi làm bình thường.
Thông thường, nếu bạn không làm việc thì bạn sẽ không được nhận lương. Nhưng sau 6 tháng làm việc và bạn đi làm trên 80% số ngày thì bạn sẽ được nhận ngày nghỉ phép có lương.
Ngày nghỉ phép có lương là quyền lợi của người lao động, công ty phải thực hiện quyền lợi này khi người lao động đáp ứng đủ điều kiện.
Ngoài ra, ngày nghỉ phép có lương là quyền lợi của người lao động nên không cần phải có lý do khi sử dụng ngày phép này.
Nếu cấp trên của bạn có nói là “không có lý do thì không được nghỉ”, “với lí do đó thì không được nghỉ” v.v thì hãy chia sẻ chuyện này với phòng nhân sự hoặc bạn bè ở công ty khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp công ty thiếu nhân sự hoặc trong thời gian bận của công ty mà bạn không thể nghỉ được thì hãy nhanh chóng nói chuyện với cấp trên về việc bạn muốn nghỉ phép. Ngay cả khi bạn chưa quyết định rõ ràng ngày nghỉ phép có lương là ngày nào thì bảo với họ rằng bạn muốn nghỉ một ngày trong khoảng ngày này đến ngày kia thì sẽ tốt hơn.
Kết
Khi làm việc ở Nhật Bản bạn phải hiểu rõ về thời gian làm việc và quyền lợi ngày nghỉ của mình.
Đặc biệt việc bị coi thường là “người nước ngoài thì không biết đâu” khiến cho bạn bị ép làm thêm giờ nhiều hơn có rất nhiều.
Vậy nên những bạn có ý định làm việc tại Nhật Bản hoặc bắt đầu làm việc tại Nhật Bản thì hãy ghi nhớ những kiến thức này.
Nếu công ty của bạn không tuân thủ luật lao động thì đừng ngại ngần mà hãy kiến nghị lên Cục Tiêu chuẩn lao động nhé.