Mùa mưa kết thúc cũng là lúc bước sang thời điểm mùa hè. Thời tiết chuyển sang nóng dần, chắc hẳn nhiều bạn sẽ muốn tới biển thỏa sức bơi lội hay tắm nắng trên những bãi cát trắng trải dài phải không?
Trong số đó, chắc hẳn cũng có những bạn thích tới biển để ngắm các cô gái trong bộ bikini nóng bỏng, hay những anh chàng cơ bắp cuồn cuộn, và thậm chí là một số bạn táo bạo còn muốn tới đây để tán tỉnh người khác giới.
Nhưng nhắc đến việc tắm biển, thì chúng ta cũng không thể quên một điều là đã có rất nhiều người phải bỏ mạng trên thế giới bởi họ không có những kiến thức đúng về tắm biển.
Vậy nên trong bài lần này, tác giả của chúng tôi là một người đam mê biển, đam mê lướt sóng, thậm chí là có thể đi biển quanh năm (khi còn ở Việt Nam, anh ấy đã tới biển Đà Nẵng chơi với tần suất gần như là hàng tuần.) sẽ giới thiệu cho các bạn Việt Nam về 3 lưu ý cực kỳ quan trọng để có thể vui chơi trên biển tại Nhật một cách an toàn.
“Bãi tắm” là khu vực có nhân viên cứu hộ túc trực
Theo đúng như tên gọi, “bãi tắm” được mở vào thời điểm mùa hè là một khu vực có bãi cát được xây dựng dành cho việc tắm biển.
Đây thường là các khu vực bờ biển có bãi cát nông, tương đối ít sóng, có các “nhân viên cứu hộ” giám sát biển, khi xảy ra bất cứ sự cố nào sẽ tới hỗ trợ ngay lập tức.
Ngoài ra, “bãi tắm” còn được chia thành khu vực bơi lội và khu vực lướt sóng, vậy nên bạn sẽ không thể va chạm với trò lướt sóng khi đang bơi tại biển, do đó, khuyến khích các bạn nên đến khu vực biển có đề tên “海水浴場 – bãi tắm”.
Bên cạnh đó, các bạn có biết rằng tại các trạm quan sát có nhân viên cứu hộ đang trực sẵn ở đó, có các lá cờ được treo lên không?
Những là cờ này có màu xanh, màu vàng và màu đỏ, mỗi lá cờ đều mang một thông điệp khác nhau.
Hãy cùng chúng mình kiểm chứng các màu cờ trước khi xuống biển nhé!
Màu xanh dương | Có thể bơi lội, điều kiện biển lặng sóng, thích hợp cho việc tắm biển |
Màu vàng | Lưu ý khi tắm biển (cảnh báo gió mạnh, sóng biển, sấm sét, v.v.), chú ý triều cường lên sớm, v.v |
Màu đỏ | Cấm bơi lội, không thể xuống biển do biển đang có giông lốc, hoặc nước biển bị ô nhiễm, v.v |
Đảm bảo tắm biển trong khu vực phao cứu sinh!
Tại bãi tắm sẽ có đê chắn sóng hoặc phao ngoài khơi, đó cũng chính là dấu hiệu chỉ khu vực được bơi lội.
Khu vực vượt qua khỏi phao, thường là khu vực cấm bơi, là khu vực có mực nước sâu, dòng chảy ra biển mạnh, ngoài ra, đó cũng là khu vực không nằm trong tầm mắt của nhân viên cứu hộ, vậy nên nếu chẳng may có sự cố phát sinh thì có thể họ sẽ không tới hỗ trợ được kịp thời.
Khu vực bên ngoài phao đó có nguy cơ rất cao xảy ra sự cố khi bơi lội, vì vậy các bạn cần tuyệt đối lưu ý nhất định chỉ bơi trong khu vực phao cứu sinh nhé!
Để ý đến dòng chảy xa bờ và dòng của thủy triều
Các bạn đã từng nghe đến “離岸流 (りがんりゅう) – dòng chảy xa bờ” chưa!?
Đó là một dòng chảy mạnh xuất hiện từ phía mép bờ biển hướng về phía ngoài khơi.
Các sự cố không may do đuối nước chẳng hạn như “Trong lúc tắm biển, không biết từ lúc nào đã bị trôi về phía ngoài khơi và chết đuối”, v.v đa phần đều có nguyên nhân xuất phát từ dòng chảy xa bờ.
Nếu bạn nhận thấy nó đang bị cuốn trôi ngoài khơi mà bạn không hề hay biết, trước tiên hãy bình tĩnh và kiểm tra xem bạn đang bị cuốn trôi theo hướng nào.
Thường thì mọi người sẽ có xu hướng bơi ngược dòng chảy quay trở lại bờ, nhưng bơi ngược dòng chảy như vậy không được khuyến khích bởi phải cần rất nhiều thể lực với quay trở lại được.
Trước tiên hãy bơi theo hướng ngang với dòng nước, và từ từ thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ.
Sau khi thoát ra khỏi dòng chảy đó, hãy bơi để trở lại bờ.
Tập một số động tác khởi động trước khi xuống biển
Có thể sẽ có một số bạn nghĩ rằng vui chơi trên biển cũng là một kiểu vận động chuẩn bị xuống biển rồi.
Tuy nhiên, việc bơi trong sóng và dòng thủy triều thường sẽ sử dụng các cơ mà bình thường các bạn “để không đấy”, và sẽ vô cùng nguy hiểm nếu như bạn lỡ bị chuột rút chân khi đang trên biển.
Vậy nên trước khi xuống biển, hãy nhớ thực hiện một số bài tập chuẩn bị để thả lỏng cơ thể và căng cơ của bạn.
Những bạn tham gia bộ môn lướt sóng cũng đừng quên tập một số động tác khởi động trước khi xuống biển nhé!
Luôn kiểm tra xem chân có chạm đến đáy biển không
Hầu hết các bãi biển là sẽ là bãi cát nông, tuy nhiên cũng có một số nơi do ảnh hưởng của thủy triều, cát dưới đáy biển có thể bị trôi dạt đi và các bãi biển có thể sâu đột ngột.
Khi ở một nơi mà bạn không thể chạm chân được xuống, có thể xảy ra trường hợp bạn không thể đạp hay giẫm mạnh xuống mặt đất, khi đó cơ thể bạn sẽ dễ bị trôi đi và bị cuốn vào dòng chảy xa bờ.
Vậy nên, hãy chắc chắn rằng bạn đang bơi ở khu vực mà bạn có thể chạm chân được xuống nhé!
Tổng kết
Vậy là trong bài lần này, chúng tôi đã viết rõ những điều cần lưu ý khi đi biển, tuy nhiên, khi thời tiết tốt và sóng yên biển lặng, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm đi tới bãi tắm có nhân viên cứu hộ hay vui chơi ở khu vực cho phép bơi.
Nếu đọc được bài viết này, hãy chia sẻ cho bạn bè và mọi người cùng biết nhé! Chắn bạn cũng muốn mọi người xung quanh mình phòng tránh được những nguy hiểm do không biết những điều cần lưu ý ở biển đúng không!?
Bên cạnh đóm dưới đây chúng tôi cũng giới thiệu một số từ tiếng Nhật sử dụng khi có gì đó xảy ra tại bãi tắm, hãy sử dụng chúng khi gặp khó khăn nhé. Hy vọng là các bạn sẽ không có cơ hội phải sử dụng các từ này!
Tiếng Nhật sử dụng khi gặp chuyện tại bãi tắm
Bạn tôi đang bị đuối nước = 友達がおぼれています(Tomodachi ga oborete imasu)
Tôi không thấy bạn tôi đâu nữa = 友達が見当たりません(Tomodachi ga miatari masen)
Tôi đang bị thương = けがをしています。(Kega wo shite imasu)
Tôi không thở được = 息をしていません(Iki wo shite imasen)Anh có thể đi theo tôi được không = ついてきてくれませんか?(Tsuite kite kuremasenka?)