LÀ NGÔI ĐỀN THỜ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐỀN THỜ INARI PHỔ BIẾN NHẤT TRONG SỐ 85.000 NGÔI ĐỀN Ở NHẬT BẢN
Kể từ năm 2014, khi số lượng du khách nước ngoài đến với Nhật Bản bắt đầu tăng lên, đền thờ “Fushimi Inari Taisha” đã gây được sự chú ý như là một địa điểm du lịch nổi tiếng với người nước ngoài. Hiện nay, có không ít sách hướng dẫn du lịch liệt kê đền “Fushimi Inari Taisha” địa điểm Top 1 trong số những địa điểm nên đến ở Nhật Bản. Nếu nhìn từ góc độ của người Nhật, sẽ nảy sinh thắc mắc như là “Tại sao không phải là đền Ise Jingu hay đền Izumo Taisha mà mọi người lại yêu thích Fushimi Inari?”, tuy nhiên ngôi đền này lại được cho rằng có sức hấp dẫn đến từ hình ảnh trực quan, hơn là các vấn đề về lịch sử, yếu tố cổ tích hay hình thức, v.v. Quả thật đúng vậy, khung cảnh lối đi Senbon Torii đỏ rực trải dài, có thể nói là đặc trưng nổi bật của “Fushimi Inari Taisha”, cũng gây ấn tượng mạnh đối với cả người Nhật, được cho là một khung cảnh vô cùng đậm chất Nhật Bản. Ngoài ra, vị trí thuận lợi tọa lạc tại Kyoto với rất nhiều khu du lịch nổi tiếng khác cùng phí tham quan hoàn toàn miễn phí, v.v cũng thúc đẩy cho sự nổi tiếng của ngôi đền này. Tuy nhiên, nếu được thì chúng tôi vẫn mong muốn các bạn có thể hiểu sâu hơn về văn hóa Nhật Bản bằng cách không chỉ ngắm nhìn mà còn có hiểu biết chi tiết về ngôi đền “Fushimi Inari Taisha” và “Inari Jinja”.
Trước hết là về “Jinja”, “Jinja” (Đền thờ) là tên gọi của một cơ sở tín ngưỡng “Shinto (Thần Đạo)” – một tôn giáo riêng của Nhật Bản, đây là nơi thờ những vị thần. Các ngôi đền thờ có ở trên khắp Nhật Bản, với đa dạng các hình thức khác nhau, từ ngôi đền nổi tiếng là di sản thế giới với lịch sử hơn 1000 năm, cho đến những ngôi đền nhỏ nằm ở góc phố, và tổng cộng ở Nhật Bản có tất cả 85.000 ngôi đền thờ trên cả nước. Nếu tính cả các ngôi đền nhỏ chưa được đăng ký thì con số này cũng được cho là sẽ không vượt quá 100.000 ngôi đền. Ngoài ra, đền thờ cũng được chia thành khoảng 10 loại, dựa trên các vị thần được thờ phụng ở đó, trong số 10 loại đền thờ đó, đền thờ Inari có số lượng nhiều nhất. Tên gọi của những ngôi đền Jinja trang trọng để trở thành ngôi đền chính trong một hệ thống đền Jinja, sẽ được gọi theo dạng như là ○○神宮 (Jingu); ○○大社 (Taisha); ○○宮 (Miya), v.v và đứng đầu trong số các đền thờ Inari chính là ngôi đền “Fushimi Inari Taisha”. (Đứng vị trí phổ biến thứ hai là những ngôi đền thờ thần Hachiman và ngôi đền chính là “Usa Jingu” nằm ở thành phố Usa, tỉnh Oita)
web: http://inari.jp/
Vào khoảng năm 1700, đền thờ Inari trở nên phổ biến ở Tokyo như một nơi thờ vị thần phù hộ buôn bán phát đạt
Thần Inari, theo nghĩa đen mang ý nghĩa là “lúa lên bông”, được tôn thờ như một vị thần cho nông nghiệp mà tiêu biểu là việc trồng lúa. Cho đến khoảng năm 1700, vị thần này được thờ phụng không chỉ riêng cho ngành nông nghiệp mà còn như một vị thần phù hộ cho tất cả các ngành. Ngôi đền chính “Fushimi Inari Taisha” tọa lạc tại Kyoto, tuy nhiên các đền thờ Inari khác lại được thờ nhiều ở phía Đông Nhật Bản hơn là khu vực phía Tây. Lý do của điều này bắt nguồn từ việc: vào năm 1600 thủ đô của Nhật Bản chuyển từ Kyoto đến Tokyo, khiến cho dân số của Tokyo tăng lên. Khi số lượng người tăng lên, đồng nghĩa với việc các ngành công nghiệp sản xuất phát triển mạnh mẽ. Do đó, các người chủ lao động đã cầu nguyện cho việc làm ăn phát đạt, kinh doanh phát triển, con cháu thịnh vượng bằng cách thờ cúng vị thần Inari ngay trên khu đất của mình. Ngay cả hiện tại, khi tiến hành xây dựng một trụ sở, văn phòng mới, vẫn sẽ có một nghi thức cúng động thổ lễ cầu nguyện, khi đó người Đền chủ sẽ đứng theo dõi, bảo vệ, còn người quản lý liên quan sẽ đưa cây cuốc vào trong núi cát nhỏ. Khi đó, không chỉ đơn giản là làm một nghi lễ, mà trên thực tế, theo phong tục, họ sẽ xây lên một miếu nhỏ để thờ thần Inari.
“Đền thờ Inari” không có chó hộ mệnh mà có cáo.Cáo không phải là một loài được thờ phụng mà là loài động vật đi theo phục vụ các vị thần
Cáo không phải là một loài được thờ phụng mà là loài động vật đi theo phục vụ các vị thần
“Đền thờ Inari” không có tượng chó hộ mệnh mà đặc trưng ở nơi đây là nâng niu, yêu chiều loài cáo. Nếu như bạn nhìn thấy có một con cáo ở ngay lối vào của ngôi đền nhỏ, thì đó chính là Đền thờ Inari. Tuy nhiên, con cáo này không phải là một vị thần. Mà thực chất nó là sứ giả của các vị thần. Con cáo nhỏ này có một vật gọi là “Tamakagi Shinkou”. Hãy để ý vào dưới chân và trên miệng của bức tượng cáo được làm với khuôn mặt đáng sợ ở Đền thờ Inari. Con cáo thường sẽ ngậm trong miệng hoặc ôm dưới chân để bảo vệ cho “viên ngọc” hay “chìa khóa”. “Viên ngọc” là biểu tượng của sức mạnh tâm linh, tương tự như quả cầu pha lê được các bà phù thủy sử dụng trong truyện cổ tích. Còn “chìa khóa” lại mang ý nghĩa là để bảo vệ két sắt, kho vàng. Ngoài ra, cũng sẽ có con cáo giữ “văn kiện”, “cây lúa”, hoặc “con cáo con”, v.v, mỗi vật sẽ mang một ý nghĩa khác biệt, chẳng hạn như “văn kiện” thì là lời nói của các vị thần, “cây lúa” là biểu tượng cho của cải, còn “con cáo con” tượng trưng cho quý tử. Tuy nhiên, hai món phổ biến nhất là cặp đôi “viên ngọc” và “chìa khóa”.
Tiếng hò hét trong đêm pháo hoa.Mối liên hệ giữa tiếng hét “Tamaya~” “Kagiya~” và “Đền thờ Inari”
Hơn 300 năm trước, có một cửa hàng pháo hoa ở Tokyo rất tôn sùng đền thờ Inari như là một vị thần có thể phòng chống hỏa hoạn. Cửa hàng đó bán và xử lý một lượng lớn thuốc pháo các loại nên sẽ rất nguy hiểm khi xảy ra sự cố. Vì vậy, với mong muốn sẽ không xảy ra hỏa hoạn lớn, cửa hàng pháo hoa này đã đặt tên cửa hàng là “鍵屋(かぎや)” có lẽ là bởi “鍵” (chìa khóa) được con cáo ở đền Inari bảo vệ sẽ đem lại may mắn cho cửa hàng. Tương tự như vậy, một cửa hàng pháo hoa khác được tách thương hiệu từ tiệm “鍵屋 (kagiya)” đã đặt tên cửa hàng là “玉屋 (tamaya)” bắt nguồn từ “玉”. Tiếng hét cổ vũ “Tamaya” và “Kagiya” khi pháo hoa được phóng lên thực chất chính là tên của các cửa hàng bán pháo hoa. Ngày nay, không còn có ai hét lên như vậy nữa, nhưng đền thờ Inari và đại hội bắn pháo hoa vẫn có một sự liên hệ mật thiết một cách đáng ngạc nhiên.
Lễ vật điển hình dâng lên cho cáo là đậu phụ rán.Món đậu phụ chiên nhồi cơm trộn giấm là món ăn khoái khẩu của tất cả người Nhật “Inari san (Inari sushi)”.
Từ xa xưa, đậu rán đã được cho là món ăn khoái khẩu của cáo. Không rõ là con cáo có thật sự thích món ăn này không, nhưng đậu phụ rán là món đồ lễ tiêu chuẩn của đền thờ Inari. Món ăn được chế biến bằng cách đun đậu phụ rán với sốt cay ngọt sau đó cho cơm trộn giấm và trong chính là món Inari Sushi hay còn được biết đến với cái tên “Oinarisan”. Món sushi này rất dễ dàng mua được ở combini hay siêu thị các loại, vậy nên nếu là người nước ngoài sống tại Nhật, chắc hẳn bạn đã ăn nó một lần rồi đúng không? Inari Sushi được ăn phổ biến trên khắp Nhật Bản, nhưng tùy từng vùng mà sẽ có sự khác nhau, chẳng hạn như ở phía Đông Nhật Bản sẽ có dạng hình vuông, ở phía Tây sẽ có dạng tam giác, ở phía Đông thì đậm đà còn ở phía Tây thì sẽ nhạt hơn, v.v
Khi đền thờ Inari không còn do quy hoạch đất đai, v.v
Điểm đến cuối cùng của những bức tượng cáo
Được rồi, quay trở lại với câu chuyện của đền thờ Inari. Như đã đề cập ở phần trước, từ năm 1700, nhiều đền thờ Inari được xây dựng trên đất Tokyo, tuy nhiên, do các vấn đề như quy hoạch đất đai, v.v mà toàn bộ những bức tượng cáo đã thất lạc đã đi đâu mất rồi? Nếu như những bức tượng ấy được di chuyển đến một chỗ mới thì sẽ chẳng có vấn đề gì, tuy nhiên, không hẳn tất cả các bức tượng đều được làm như vậy. Dù sao thì nếu như ai đó đối xử với sứ giả của các vị thần được tôn sùng trong bấy lâu nay thì chắc chắn sẽ bị nghiệp quật không chừa chút nào. Hoặc họ sẽ bị nguyền rủa vời linh hồn của loài cáo. Người Nhật đã có một suy nghĩ theo kiểu như vậy. Vậy thì phải làm sao? Cần phải di chuyển những bức tượng cáo nhiều vận đen như vậy đến một nơi tập trung.
Có một nơi thờ tượng cáo đã “giải nghệ” đặt tại thành phố Tsugaru, tỉnh Aomori, nơi trên cùng của Đảo Honshu. “Đền Takayama Inari” trong rừng thông đen Nanari Nagahama, trải dài 30km ở phía tây của bán đảo Tsugaru, chính là điểm dừng chân của các bức tượng cáo. Từ đền thờ, đi đến một ngọn đồi sau khi đã vượt qua vô số cổng Torii, chính là điểm tập kết của những con cáo đã hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên cảnh sắc những cánh cổng Torii nối tiếp nhau cũng để lại cho người xem một ấn tượng vô cùng mạnh mẽ. Khung cảnh ấy trông như thể một con rồng đang uốn lượn nhấp nhô thân mình khiến cho bạn cảm thấy như đang lạc vào thế giới không có thật. Và việc có tồn tại “Đức tin vào Rồng thần” ở đền Takayama Inari thì cũng hoàn toàn dễ hiểu. Nhắc đến đền thờ, thì một khu rừng rậm rạp chính là một biểu tượng điển hình ở nơi đây, thế nhưng ở đây lại có những cổng Torii màu đỏ được dựng lên như hiệu ứng đổ thanh domino trong không gian khu vườn Nhật mở đã tạo nên một khung cảnh rất đỗi lạ thường. Đây là một khu vườn đặc biệt được chăm sóc cẩn thận, thế nhưng ngược lại, sự vắng vẻ ở nơi đây liệu có tăng thêm cảm giác rùng rợn khi tới đây không? Không gian kỳ lạ có chút rợn người ấy thật đáng để tới nhìn thấy một lần. Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có thể ra ngoài và bước vào một chuyến du lịch thanh lọc tinh thần đến với “Đền thờ Takayama Inari” trên Bán đảo Tsugaru ở tỉnh Aomori, nơi trên cùng của Đảo Honshu.
Từ điểm du lịch “Fushimi Inari Taisha” ở Kyoto, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về những bức tượng cáo, món Inari sushi, “Đền Takayama Inari” ở Aomori và mối liên hệ với Đền Inari. Chắc chắn một điều rằng thể nào cũng có một ngôi đền Inari trong khu phố bạn đang sinh sống nơi. Và nếu có thời gian, nhất định bạn hãy ghé thăm và kiểm chứng những bức tượng cáo nhé! Biết đâu điều ước của bạn sẽ thành hiện thực và mang lại may mắn bất ngờ cho bạn thì sao!?