Đền thờ Fushimi Inari Taisha, nơi có đường hầm Senbon Torii. Đây là điểm tham quan ở Kyoto rất phù hợp cho việc chụp ảnh và còn được gọi với tên thân mật là “Oinari-san”. Chúng tôi xin giới thiệu đầy đủ về lịch sử và các điểm nổi bật từ lâu đời của đền thờ Fushimi Inari Taisha, nơi linh thiêng và nổi tiếng với điện thờ chính của các tài sản văn hóa quan trọng.
Đền thờ Fushimi Inari Taisha(伏見稲荷大社)
Đền thờ Fushimi Inari Taisha, nổi tiếng là một vị thần của nông nghiệp và buôn bán, là ngôi đền thờ chính trong khoảng hơn 30.000 ngôi đền thờ thần Inari trên toàn quốc. Bên cạnh những lợi ích và giá trị lịch sử mang lại, ngôi đền này còn nổi tiếng với “Senbon Torii” – những cánh cổng Torii được sơn màu đỏ son xếp thành hàng nối tiếp nhau, trở thành điểm chụp ảnh tiêu biểu khi tham quan Kyoto.
Ngoài ra, còn có rất nhiều nơi linh thiêng nổi tiếng thu hút khách du lịch như “Núi Inari”, ngọn núi thiêng nơi các cổng Torii được dựng phía sau đền thờ chính Fushimi Inari Taisha hay “Đá nặng nhẹ” dùng để cầu nguyện và dự đoán thành bại của điều mình muốn cầu xin.
Xem chi tiết tại:
Điểm nổi bật 1: Nổi tiếng nhất – Senbon Torii(千本鳥居)
Nhắc đến điểm tham quan ở Fushimi Inari Taisha, chắc chắn phải nhắc đến “Senbon Torii”, nơi bạn có thể bắt gặp khung cảnh đẹp huyền bí và rất ăn ảnh. Sau khi dâng lễ tại đền thờ chính, tiếp tục đi vào sâu bên trong, bạn sẽ bắt gặp những chiếc cổng Torii màu đỏ son nhiều đến mức không đếm xuể xếp thành hàng trên đường đến nhà cầu nguyện Okusha Hohaisho.
Có tất cả khoảng 10.000 cổng Torii được chia làm hai dãy lên núi Inari nên được gọi là Senbon Torii.
Sở dĩ cổng Torii được xếp hàng nhiều như vậy là vì từ thời Edo, cổng Torii đã được dùng để dâng lên thần linh như một dấu hiệu của lòng biết ơn với ý nghĩa cảm tạ những lời cầu xin đã được chấp nhận, và điều này được duy trì mở rộng cho đến ngày nay.
Điểm nổi bật 2: Tòa nhà lưu trữ tài sản văn hóa quan trọng(楼門)
Tiếp tục đi theo con đường dẫn đến đền thờ, vượt qua các cổng Torii, bạn sẽ nhìn thấy hình bóng của chiếc cổng “Romon” màu đỏ tươi.
Cổng Romon này cũng được công nhận là tài sản văn hóa quan trọng.
Ở trước cổng còn có “Khu ngoài nơi thờ tự (外拝殿 Gehaiden)”, “Đền thờ chính (本殿 Honden)” và “Khu trong nơi thờ tự (内拝殿 Naihaiden)” cũng được công nhận là tài sản văn hóa quan trọng.
“Đền thờ chính (Honden)” là nơi các vị thần cư ngụ, còn “Nơi thờ tự (Haiden)” là nơi để mọi người dâng lễ cầu nguyện.
Ở Fushimi Inari Taisha có 2 nơi thờ tự. Naihaiden nằm trước Honden, là nơi dâng lễ cầu nguyện. Gaihaiden nằm giữa cổng Romon và Honden với Naihaiden, là nơi tổ chức các sự kiện lễ hội.
Điểm nổi bật 3: Cáo ở khắp mọi nơi trong khuôn viên đền thờ
“Cáo” là sứ giả của các vị thân Inari.
Trong khuôn viên đền thờ có rất nhiều “cáo” với các biểu cảm đa dạng như ngậm “viên ngọc”, “chìa khóa”, “văn kiện” hay “bông lúa” trong miệng.
Điểm nổi bật 4: “Đá nặng nhẹ(おもかる石)” dự đoán thành bại của lời cầu xin
Sau khi đi qua Senbon Torii, nhà cầu nguyện Okusha Hohaisho sẽ hiện ra.
Nếu đã đến đây, nhất định phải thử “Đá nặng nhẹ” nhé!
Người ta cho rằng đây là viên đá mà sau khi cầu nguyện trước viên đá này về những điều mình muốn xin, bạn nhấc viên đá đặt ở trên phiến đá lên, nếu cảm thấy viên đá nhẹ hơn mình dự định thì lời cầu xin sẽ thành sự thật, còn nếu nặng hơn thì sẽ khó thực hiện được.
Điểm nổi bật 5: Kho báu linh thiêng! Núi Inari hùng vĩ (稲荷山)
Có rất nhiều người đứng vây quanh khu vực nhà cầu nguyện Okusha Hohaisho, tuy nhiên thực tế là khuôn viên đền thờ rất rộng, và toàn bộ núi Inari, nơi cư ngụ của thần Inari, đều là chỗ cầu nguyện.
Núi Inari, cao khoảng 233 mét so với mực nước biển, có chu vi khoảng 4km và đi một vòng mất khoảng 2 tiếng. Gò đất và điểm tham quan nổi bật có thể thu về lợi nhuận trải dài khắp mọi nơi, và việc đi vòng quanh Núi Inari được gọi là “Oyama-meguri”.
Tổng kết
Các bạn thấy thế nào?
“Fushimi Inari Taisha”, địa điểm tham quan được yêu thích, là nơi tiên cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm.
Tôi nghĩ đây là địa điểm lý tưởng nhất để có thể cảm nhận nền văn hóa Nhật Bản. Mọi người nhất định phải đến thăm nhé!