Bạn có biết đến từ “オノマトペ (Onomatope)” không? Nếu là một người học tiếng Nhật lâu năm thì chắc chắn đã từng nghe ít nhất một lần về từ này rồi, “オノマトペ” là một thuật ngữ chung chỉ các từ diễn tả trạng thái của sự vật sự việc (chỉ từ tượng thanh và từ tượng hình). Đây vốn là một từ hơi xa lạ, không quen tai, nên thậm chí ngay cả đối với người Nhật có thể cũng có khá nhiều người không biết đến thuật ngữ này, tuy nhiên, tiếng Nhật vẫn được biết đến là một ngôn ngữ có số lượng từ “Onomatope” áp đảo trong số các ngôn ngữ trên thế giới.
“Onomatope” của tiếng Nhật có thể được chia thành 3 loại là: 擬声語 (giseigo), 擬音語 (giongo), 擬態語 (gitaigo).
●擬声語 (giseigo) là những từ ngữ dùng để biểu thị âm thanh của con người và động vật
Ví dụ
「赤ちゃんがギャーギャー泣く(Akachan ga gyahgyah naku)」
→Em bé khóc ầm ĩ.
「犬がワンワンと吠える(Inu ga wanwan to hoeru)」
→ Chó sủa gâu gâu.
●擬音語 (giongo) là những từ ngữ biểu thị tất cả âm thanh khác ngoài âm thanh của con người và động vật
Ví dụ
「ポキッと枝が折れる( Pokki to eda ga oreru)」
→Cành cây gãy răng rắc.
「ブルンブルンとエンジン音が響く(Burunburun to engine ga hibiku)」
→ Tiếng kêu của động cơ vang brừm brừm.
●擬態語 (gitaigo) là những từ ngữ biểu thị trạng thái của sự vật
Ví dụ
「スベスベの肌(Subesube no hada)=滑らかな肌」
→Làn da mịn màng, bóng mượt.
「アツアツのスープ(Atsuatsu no soup)=熱いスープ」
→Bát canh nóng hôi hổi
Tuy rằng vẫn có một số từ ngoại lệ, nhưng nhìn vào các ví dụ bên trên chúng ta đều nhận ra rằng: đặc trưng của Onomatope, đa phần là cách diễn đạt lặp lại 2 lần các từ giống nhau. Tuy nhiên, mặc dù Onomatope là một cách diễn đạt để lại ấn tượng mạnh cho đối phương, nhưng rất khó để nói rằng nó là một ngôn ngữ thay thế, không thể thiếu được trong hội thoại tiếng Nhật. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng mức độ quan tâm đến những từ này của người nước ngoài học tiếng Nhật vẫn còn thấp. Và đó cũng là lý do tại sao chúng tôi cho rằng những người nước ngoài có thể dùng tốt các từ Onomatope thật sự rất đáng ngưỡng mộ!
Onomatope thường đi kèm với động từ và tính từ, và khi đó nó sẽ đóng vai trò như là một tính từ trong câu. Mặc dù cũng có những sắc thái nhất định để nhấn mạnh về trạng thái của vật qua cảm nhận âm thanh riêng, nhưng cũng có nhiều trường hợp mà người Nhật sử dụng nó một cách vô thức. Tuy nhiên, dù nói là sử dụng một cách vô thích thì Onomatope vẫn để lại ấn tượng mạnh đối với người nghe.
Ví dụ, cùng là sau khi lau sàn nhà, thì so với cách nói “床がきれいになった (Yuka ga kirei ni natta) – Sàn nhà đã trở nên sạch sẽ” thì cách nói “床がピカピカになった (Yuka ga pikapika ni natta) – Sàn nhà đã trở nên sáng loáng” sẽ đem lại cảm giác nhà sạch đẹp hơn. Hay một ví dụ khác, so với cách nói thông thường là “スズメが鳴いている (Suzume ga naite iru) – Chim sẻ đang kêu” thì cách nói “スズメがチュンチュン鳴いている (Suzume ga chungchung naite iru) – Chim sẻ đang kêu chíp chíp” sẽ giúp tăng tính chân thực của câu nói hơn.
Tương tự như vậy, Onomatope cũng được sử dụng trong các cuộc hội thoại hàng ngày, đặc biệt là được dùng khi nuôi dạy trẻ nhỏ. Ví dụ, việc em bé di chuyển ở trạng thái bò thì sẽ nói là “ハイハイ (haihai)”, khi em bé có thể đứng dậy và đi bằng 2 chân sẽ nói là “ヨチヨチ歩き “Yochiyochi aruki)”. Ngoài ra, khi nói chuyện với các em bé, các từ Onomatope cũng được sử dụng nhiều, chẳng hạn như thay vì nói “犬を撫でる(Inu wo naderu) – Vuốt ve em cún” thì sẽ nói là “ワンワンをナデナデする(Wangwang wo nadenade suru)” vẫn mang ý nghĩa như vậy!
Có nghiên cứu chỉ ra rằng, những cảm âm dễ để lại ấn tượng sẽ phù hợp với ngôn ngữ của trẻ nhỏ, nhưng hơn thế, các từ Onomatope cũng có tác dụng kích thích bản năng. Steve Jobs – Nhà sáng lập công ty Apple Computer đã tích cực sử dụng các Onomatope như “ドン (Dong)” hay “バン (Bang)” trong các bài diễn thuyết của mình. Điều này được cho là ông ấy đã tận dụng nhiều Onomatope để gây kích thích bản năng của những khán giả đang lắng nghe và tăng sức thuyết phục lời nói của mình. Ngoài ra, Onomatope cũng được sử dụng nhiều trong các bộ phim manga của Nhật. Việc vẽ lại các hiệu ứng âm thanh như “グォォォォォォーン (Guooooo—n)” hay “ドッカーン (Dokkaaa—n)” bên cạnh lời thoại của nhân vật đã là một cách làm phổ biến để thu hút nhận thức của người đọc.
Một điều quan trọng nhất để nhanh giỏi ngoại ngữ đó là cứ thoải mái nói mà không sợ sai. Vì vậy, hãy cố gắng thử sử dụng tích cực các từ Onomatope khi giao tiếp với người Nhật. Nếu như bạn có thể nói đúng thì họ sẽ rất ngạc nhiên đó. Và tất nhiên, nếu bạn có lỡ nói sai thì yên tâm, họ cũng sẽ chỉ ra cho bạn. Chắc chắn rằng phương pháp này sẽ giúp bạn nâng cao vốn tiếng Nhật của mình hơn!
Dưới đây là một số ví dụ đơn giản trong từng trường hợp trong vô vàn từ Onomatope. Hãy cùng tham khảo nhé!
●楽しみが待ちきれない時 – Khi nôn nóng tin vui
「ワクワクします(Wakuwaku shimasu)」
→ Háo hức quá
●不安な時や緊張した時 – Khi cảm thấy bất an, lo lắng hay căng thẳng
「ドキドキします(Dokidoki shimasu)」
→ Tôi đang hồi hộp
●禿げてて毛のない人の頭が気になった時 – Khi bạn để ý tới cái đầy của người bị hói hay không có tóc
「ツルツルですね(Tsurutsuru desu ne)」相手によっては怒る人もいるので要注意!
→Trông bóng loáng nhỉ!
Hãy lưu ý vì đối phương có thể là người nóng tính đấy nhé!
●小雨(大雨)が降っている時 – Khi trời mưa nhỏ (mưa lớn)
「雨がポツポツ(ザーザー)降っています(Ame ga Potsupotsu (Zaazaa)hutte imasu)」
→Trời đang mưa lất phất (ào ào)
●相手にビールを飲み干してほしい時 – Khi muốn đối phương uống cạn chén
「グイッと飲んで(Gui to nonde)」
→Một hơi hết luôn đi bác ơi!
●音を立てながら麺をすする人に – Đối với người vừa húp mì vừa gây ra tiếng ồn
「ベトナムではズルズルと麺をすするのはマナー違反です(Vietnam dewa men wo zuruzuru susuru noha manner ihan desu)」相手によっては「うるさい。ここは日本だ」って怒る人もいるので要注意!
→Ở Việt Nam mà húp mì xì xụp như thế kia là vô duyên đấy!
Hãy cẩn thận nếu như đối phương là người nóng nảy, có thể họ sẽ đáp lại “Ồn ào thế. Đây là Nhật Bản cơ mà.”
●真面目に仕事の作業をしない人に – Đối với người làm việc không nghiêm túc
「ダラダラしないで。テキパキ仕事をしましょう」(Daradara sezuni tekipaki shigoto wo shimashoo)
→Đừng có ì cái thây ra như thế nữa. Hãy nhanh tay làm việc đi!