Các bạn độc giả thân mến, các bạn đã từng tới thăm Mái vòm bom nguyên tử ở Hiroshima chưa?
Đây là một địa điểm mà người Nhật thường tới trong các chuyến du lịch ngoại khóa ở trường học.
Mái vòm bom nguyên tử là một địa điểm mà ngay cả bây giờ khi đã trưởng thành, chắc chắn bạn vẫn muốn tới thăm lại nơi đây một lần nữa. Vậy nên, bài viết lần này sẽ giới thiệu cho các bạn về những nét nổi bật của khu di tích Mái vòm bom nguyên tử này!
Mái vòm bom nguyên tử Hiroshima
Mái vòm bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima là một Di sản Thế giới vô cùng nổi tiếng trên khắp thế giới, chắc hẳn đã có rất nhiều bạn từng nhìn thấy di tích này qua ảnh hoặc thậm chí là trực tiếp ghé thăm nơi này rồi. Tuy nhiên, nếu bạn đến thăm Mái vòm bom nguyên tử sau khi đã hiểu rõ về bối cảnh lịch sử của nơi này rồi, bạn sẽ thấy “sức nặng” của cảnh quan nơi đây qua một cái nhìn khác biệt.
Hẳn là mọi người đều biết rằng, đây là nơi đầu tiên trên thế giới có bom nguyên tử thả xuống. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu rõ nét về lịch sử của Nhà mái vòm bom nguyên tử. Bây giờ, khi đã trưởng thành rồi, bạn có muốn tìm hiểu thêm một lần nữa về Mái vòm bom nguyên tử không!?
Cách di chuyển: Đi bộ khoảng 1 phút từ Ga Genbaku Dome-mae
web: https://www.city.hiroshima.lg.jp/site/atomicbomb-peace/163434.html
Lịch sử của Mái vòm bom nguyên tử
Công trình còn sót lại hiện nay được biết đến là Mái vòm bom nguyên tử, trước đây vốn được xây dựng như là một Bảo tàng triển lãm công nghiệp tỉnh Hiroshima, vào năm 1918. Tại thời điểm đó, đây là một công trình mang phong cách châu Âu hiếm hoi, xây bằng gạch có sử dụng một phần khung thép; khi đó, ở Hiroshima toàn là các tòa nhà làm bằng gỗ, bởi vậy mà công trình này đã gây được sức chú ý mạnh mẽ.
Khi bước vào Chiến tranh thế giới thứ 2, tình hình chiến sự ngày càng trở nên khốc liệt hơn, các hiện vật được trưng bày bên trong bảo tàng cũng vì thế mà giảm bớt dần đi. Năm 1945, thời điểm xuất hiện bom nguyên tử, cũng là lúc hoạt động kinh doanh của bảo tàng bị hủy bỏ, thay vào đó, nơi đây được sử dụng làm văn phòng chính phủ và văn phòng của công đoàn điều khiển.
Sau đó, vào hồi 8:15:17 ngày 6/8/1945, máy bay “Enola Gay” mang số hiệu B-29 của Quân đội Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới xuống thành phố Hiroshima.
Những tia lửa và hơi bom mà nhân loại chưa từng trải qua đã khiến cho thành phố Hiroshima trong chốc lát đã trở thành một cánh đồng bị thiêu rụi; thế nhưng công trình Bảo tàng triển lãm công nghiệp tỉnh Hiroshima lại chịu ảnh hưởng gần như trực diện từ trên xuống, nên phần mái vòm đã tránh được sự đổ vỡ và giữ nguyên được hiện trạng cho đến ngày nay.
Sau vụ đánh bom nguyên tử ấy, Mái vòm bom nguyên tử – di tích đã vượt qua nhiều cuộc xung đột khác nhau của người dân Hiroshima, đã được bảo tồn trọn đời, và cho đến năm 1996, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế Giới, trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trên khắp thế giới.
Kết hợp tham quan Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima
Nếu đã đến thăm Mái vòm bom nguyên tử thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình ở ngay gần đó. Tại đây, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về sự đáng sợ của bom nguyên tử qua những bức ảnh và vật trưng bày tại đây. Bên trong bảo tàng cũng trưng bày rất nhiều bức tranh bom nguyên tử được người dân địa phương vẽ lại, cùng những tàn tích lúc bấy giờ còn sót lại, v.v có rất nhiều đáng được chiêm ngưỡng một lần tại đây.
Đài tưởng niệm hòa bình cho trẻ em
Đài tưởng niệm hòa bình cho trẻ em cũng là một biểu tượng minh chứng cho sức đáng sợ của bom nguyên tử, được đặt trong Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình. Bé gái được lấy làm hình mẫu cho bức tượng chính là một nạn nhân đã tử vong do di chứng bom nguyên tử để lại. Tại đây, bạn có thể dâng 1000 con hạc giấy lên trên tượng đài, vậy thì nếu đã đến đây, tại sao bạn không thử gấp 1000 con hạc giấy và cầu nguyện cho sự bình an!?
Tổng kết
Các bạn thấy sao về địa điểm chúng tôi vừa giới thiệu trên đây?
Đây là một địa điểm khiến bạn nhìn lại lịch sử bi thảm của Hiroshima, nhưng nhất định bạn hãy một lần ghé tới Mái vòm Bom nguyên tử Hiroshima này nhé!